Off

Câu chuyện bắt đầu vào vào năm 1802, khi công cuộc tìm kiếm đỉnh núi cao nhất thế giới được khởi xướng tại Madras, Ấn Độ bởi William Lambton, một sĩ quan quân đội Anh. Hàng nghìn người tại đây tham gia và công cuộc tìm kiếm này được đặt tên là Great Trigonometrical Survey (GTS) vào năm 1819. 

Quy mô của nó trải dài tới 2.575 km. Vô số người phải bỏ mạng trong quá trình thực hiện, lý do chính là bị hổ tấn công và nhiễm bệnh sốt rét.

Vào một ngày trong năm 1852, khi Ấn Độ còn là thuộc địa của Anh, Radhanath Sickdhar – chàng trai trẻ làm việc cho một văn phòng phía bắc thị trấn Dehra -chợt sốt sắng báo cáo với cấp trên rằng mình đã tìm ra điểm cao nhất thế giới.

Radhanath Sickdhar (hay Radhanath Sikdar) sinh tháng 10/1813, tại Jorasanko, thành phố cổ của Calcutta, Ấn Độ. Ông theo ngành Toán học tại trường Hindoo College và chưa bao giờ kết hôn.

Sau 4 năm ròng rã phân tích dữ liệu toán học, Radhanath Sickdhar đã tính toán thành công độ cao của Peak XV (tên gọi trước đây của đỉnh Everest) lúc bấy giờ là 8.840 mét. Tuyên bố kết quả này ở tuổi 39, Sickdhar được ví như một chiếc máy tính sống bởi thực hiện việc thống kê và tính toán số liệu khổng lồ do các bên khảo sát gửi về.

Là người có công vô cùng lớn đối với ngành trắc địa học thế giới nhưng ông lại không hề được nhiều người Ấn Độ biết đến. Sau này, đỉnh được đặt theo tên của George Everest, nhà trắc địa học người Ấn Độ.

John Keay, nhà sử học người Anh, cho biết: “Chính George Everest từng thừa nhận Sickdhar là một thiên tài toán học hiếm có trong lịch sử. Đóng góp lớn nhất của Sickdhar là việc tính toán trong xây dựng và áp dụng các khoản dự phòng được thực hiện cho hiện tượng khúc xạ, gây ra sự uốn cong của những đường thẳng do mật độ khí quyển trái đất”.

everest-1563-1439657088.jpg

Ông John cũng chia sẻ thêm rằng Sickdhar cũng giống như George Everest, chưa ai từng tận mắt nhìn thấy đỉnh Everest.

Đỉnh núi này lần đầu tiên được đề cử cao nhất thế giới vào năm 1847 khi những nhà trắc địa trông thấy nó từ điểm quan sát gần Darjeeling, Ấn Độ. Nhiều tổ chức khác cũng ghi chép lại những quan sát trong vòng 3 năm tiếp theo. Song người ta phải đợi đến tận năm 1856 mới xác nhận đỉnh Everest chính là nóc nhà thế giới, sau khi những tính toán của Sickdhar được kiểm tra lại nhiều lần.

Thực tế, Everest đã cao thêm khá nhiều kể từ khi Sickdhar đưa ra những kết quả tính toán của mình. Năm 1955, đỉnh núi “mọc” thêm 26 feet (tương đương  8 mét), nâng độ cao lên 8.848 m. Thậm chí, nó còn tăng thêm 2m vào năm 1999 và giữ tại mức 8.850m cho đến hiện tại.

Ngày nay, Everest được xem là thách thức lớn của nhiều nhà leo núi. Mỗi năm, hàng triệu du khách ưa mạo hiểm khắp nơi trên thế giới lại đổ về chinh phục nơi đây. Năm 1996, một trận bão tuyết kinh hoàng ập xuống khu vực này cướp đi sinh mạng của nhiều người leo núi. Câu chuyện về thảm họa lúc bấy giờ nay còn được dựng thành phim với tên gọi Everest, dự kiến ra rạp vào tháng 9 tới.

Phạm Huyền (theo BBC)