Off

Mồm thở – đồng hồ báo áp lực

Mồm thở lặn biểnMồm thở lặn biển

Thợ lặn khi phát hiện họ gần hết khí hay hết hoàn toàn có thể dùng luân phiên một mồm thở hay sử dụng mồm thở phụ của bạn để lên được mặt nước an toàn.

Có hai Alternate Air Sources:

–    Alternate Inflater Regulators (Mồm thở chính)

–    Alternate air sources second Stayes còn goi là Octopus (Mồm thở phụ)

Cái Alternate Air Sources là những ống dẫn khí ở cấp hai mà bạn sẽ dùng để thở bình thường khi đi lên. Ngoài ra còn có một loại alternate air source đó là một bình khí nhỏ gắn dính với bình lớn chính, nó có mồn thở riêng khi bị hết khí bạn có thể sử dụng nó để lên mặt nước an toàn, không cần người giúp.

Lựa chọn:

Alternate air sources second Stayes và Alternate Inflater Regulators là hai loại thông dụng nhất bởi vì nó rẻ hơn là bình khí nhỏ và cồng kềnh hơn bình khí nhỏ.

Chuẩn bị trước khi dùng:

Không quan trọng về kiểu dáng, điều quan trọng là phải chuẩn bị một cách an toàn chắc chắn và phải làm dấu cho nó nổi bật lên để dễ nhận thấy. Nó phải được nằm ở vị trí dễ nhìn như là trước ngực và phải dễ dàng thoát ra. Đùng bao giờ để cho Octopus lủng lẳng, vì nếu như vậy nó sẽ bị vướng vào san hô hay vô cát, bùn.

Bảo quản:

Cũng được bảo quản như các thiết bị khác.

bộ phận chuyển khí  lặn biểnbộ phận chuyển khí  lặn biểnbộ phận chuyển khí  lặn biển

BỘ PHẬN CHUYỂN KHÍ TỪ BÌNH ĐẾN MỒM THỞ, ÁO PHAO, ĐỒNG HỒ BÁO ÁP LỰC NƯỚC

Bộ phận chuyển khí được làm để giảm áp lực khí trong bình lặn và phân phối khí cho bạn khi hít vào.

Kiểu mới của bộ phận chuyển khí khô rất đơn giản và đáng tin cậy. Có hai đường dẫn khí chính, thứ nhất dẫn đến đồng hồ áp lực, đường thứ hai dẫn đến mồm thở. Để được hít thở dễ dàng là điểm quan trọng nhất của bộ phận chuyển khí.

Chuẩn bị trước khi dùng:

Không có sự chuyển bị đặc biệt cho bộ phận chuyển khí.

Bảo quản:

Bộ phận chuyển khí phải được rửa sau khi sử dụng. Khi rửa bạn phải chú ý 3 điều:

1.    Đừng bao giờ xịt nước mạng vào.

2.    Phải chắc chắn là nắp đậy của bộ phận chuyển khí phải được đóng để tránh trường hợp nước vào bên trong.

3.    Không được bóp van của mồm thở khi rửa.

–    Tránh để các bộ phận chuyển khí tiếp xúc với đất, bùn, cát.

–    Khi cất giữ nên để nằm không nên treo để tránh trường hợp bị kéo dãn ống khí.

Đồng hồ báo áp lực khí lặn biểnĐồng hồ báo áp lực khí lặn biểnĐồng hồ báo áp lực khí lặn biển

ĐỒNG HỒ ĐO ÁP LỰC KHÍ

Đồng hồ đo áp lực khí báo cho bạn biết bao nhiêu khí bạn có lúc bắt đầu lặn và lặn bao lâu để trở lên một cách an toàn mà không bị hết khí nửa chừng. Đồng hồ báo áp lực khí rất quan trọng trong việc lặn bình hơi. Bạn nên tập thói quen kiểm tra đồng hồ thường xuyên trong khi lặn.

Kiểu dáng, đặc điểm, chất liệu, lựa chọn:

Mặc dù SPG có cùng một mục đích nhưng đôi khi có một số SPG làm bằng điện tử có đính kèm các bộ phận khác. Bạn sẽ được hỗ trợ để lựa mua SPG thích hợp.

Chuẩn bị trước khi dùng:

Chỉ được chuẩn bị một lần lúc bạn mua là nhờ chuyên gia lặn gắn SPG vào với bộ phận chuyển khí.

Bảo quản:

Đừng nên để nứt hay đập vào vật khác, tránh để các vật nặng hay bình lặn đè lên SPG. Bởi vì SPG dính liền với bộ phận chuyển khí nên khi rửa và cất giữ giống nhau.