Off

Bộ đồ lặn biển – Diving suit

Bộ đồ lặn biểnBộ đồ  lặn biển

Bộ đồ lặn có giá trị hầu hết các hoạt động lặn, dùng để giữ ấm và bảo vệ bạn khỏi bị trầy, sướt và vết cắn.

Bộ đồ lặn có 3 đặc tính căn bản bảo vệ khác nhau:

·        Bộ đồ lặn sát người (body suit)

·        Bộ đồ lặn ướt (wet suit)

·        Bộ đồ lặn khô (dry suit)

1.  Bộ đồ lặn sát người (body suit)

Đây là bộ đồ lặn mới xuất hiện, thường làm bằng nolon. Bộ đồ này bảo vệ toàn bộ cơ thể khỏi bị trầy sướt nhưng cách nhiệt rất kém nên chỉ mặc ở vùng nước ấm. Ngoài ra nó cũng giúp chống nắng khi bạn lên khỏi mặt nước.

2.  Bộ đồ lặn ướt (wet suit)

Đây là loại thông dụng nhất hiện hành. Có nhiều mẫu mã và độ dày khác nhau nên bộ đồ lặn ướt có khả năng cách nhiệt thích hợp cả ở nước lạnh 10 độ C và nước ấm 30 độ C.

Bộ đồ lặn ướt giữ ấm bằng 2 cách:

·        Tạo một lớp cách nhiệt ở bề mặt da.

·        Giảm lượng nước lưu thông qua da.

Nước đi vào cổ tay, mắt cá, khu vực cổ để vào khoảng giữa da và bộ đồ lặn.

Nước được giữ yên trong đó và làm cơ thể ấm lên. Khi nước ấm nằm yên đó nó sẽ không làm mất nhiệt cơ thể. Nếu nước lưu thông ra vào sẽ làm mất nhiệt cơ thể do vậy điều quan trọng là phải chọn bộ đồ lặn thật vừa vặn với mình.

3.  Bộ đồ lặn khô (dry suit)

Bộ đồ lặn khô cách ly bạn với nước làm cho bạn khô ráo. Nó là loại đồ lặn ấm nhất, chỉ dùng để lặn dưới môi trường nước lạnh dưới 10 độ C. Bởi vì không khí dẫn nhiệt kém nên bộ đồ khô giữ ấm cho bạn bằng cách giữ cho bạn khô.

Khi áo lặn khô được bơm khí vào, thì nó cần được cân bằng lúc bạn thay đổi độ sâu, cũng giống như những chỗ trống khác. Để giải quyết vấn đề này áo lặn khô được thiết kế để có thể bơm khí vào áo được. Một số mẫy thì được bơm từ BCD, và một số được bơm từ bình. Kiểu dáng không quan trọng, hầu hết đồ lặn khô được bơm trực tiếp vào bình qua regulator như là BCD. Lặn với đồ lặn khô cần sự chỉ dẫn đặc biệt.

Điểm nỗi bật:

Trong 3 kiểu đồ lặn, thì bộ đồ lặn ướt có nhiều điểm nổi bật hơn nhất. Bởi vì có rất nhiều môi trường tốt để sử dụng. Thông thường khi chọn mua áo lặn ướt nên chọn đúng độ dài, dày, màu đầu của đầu gối và cùi chỏ, túi, vị trí của dây kéo. Những điểm trên đều có sẵn trong bộ đò lặn khô.

Chất liệu:

Như đã đề cập trước, bộ đồ lặn sát người là loại đơn giản nhất được làm bàng nilon mỏng. Bộ đồ ướt và khô thì lại khác, phảo được làm bằng chất liệu có thể cách ly nước được. Đồ lặn ướt được làm bằng chất neoprene giống như cao su, độ dày của áo được tạo bởi bong bóng ở bên trong áo, nên khi người bận vào nó có thể làm nổi được bạn trên mặt nước một cách thoải mái. Nếu bạn không sử dụng thì bạn khó mà lặn được. Khi bạn xuống độ sâu nó sẽ bị ép mỏng lại và bạn mất độ nổi ban đầu mà áo giúp bạn.

Chọn lựa:

Sự lựa chọn đồ lặn phụ thuộc vào môi trường mà bạn chuẩn bị lặn. Điểm quan trọng cần quan tâm là phải hỏi sự giúp đỡ của giáo viên hay người đào tạo, họ sẽ giúp bạn chọn bộ đồ tốt nhất hợp với bạn và môi trường bạn sẽ lặn.

Sự chuẩn bị:

Đồ sát người và đồ ướt nhìn chung không cần sự chuẩn bị đặc biệt trước khi dùng. Một số bộ đồ lặn khi cần có sự chuẩn bị cần thận. Tuy nhiên, hãy xem bảng chỉ dẫn có dính trên áo.

Bảo quản:

Có 4 bước căn bản để bảo quản bộ đồ lặn:

·        Rửa nước ngọt

·        Lộn trái khi phơi khô

·        Cất giữ phải được treo lên móc, không bị gấp

·        Tra dầu mở ở dây kéo và khóa khi cất giữ

Tất cả các trang thiết bị lặn đều phải rửa sau khi sử dụng, lộn trái khi phơi khô, cất ở nơi khô ráo không có ánh nắng trực tiếp, không được treo lên móc hay để gấp áo.